Ghé làng bột Sa Đéc làm chút bánh quê Đồng Tháp

Làng bột Sa Đéc ở đâu

Làng bột Sa Đéc không chỉ là một điểm đến du lịch với nét đẹp văn hóa của làng nghề truyền thống Đồng Tháp mà còn là cái nôi sản sinh nên các loại bánh ngon của Sa Đéc nói riêng và Đồng tháp nói chung. Từ những món ăn đặc sản cho đến các điểm tham quan về nghề làm bột truyền thống, làng bột Sa Đéc luôn là điểm đến hấp dẫn cho du khách.

1. Làng nghề bột Sa Đéc có từ bao giờ?

Nghề làm bột tại Sa Đéc đã tồn tại từ rất lâu đời, làm nên một phần không thể thiếu trong văn hóa và kinh tế của địa phương này. Qua các thế hệ, làng bột Sa Đéc đã không ngừng phát triển và trở thành một trung tâm sản xuất bột lớn trong khu vực.

Làng bột Sa Đéc đã có từ rất lâu đời nay tại Đồng Tháp – Ảnh: Tổng hợp

Có thể nói rằng, các món bánh quê của Đồng Tháp luôn có sự hấp dẫn đặc biệt với vị giác của du khách chính nhờ vào sự khéo léo từ cách làm bột của làng nghề bột Sa Đéc càng làm cho chiếc bánh ở nơi dây thêm ngon, thơm và đậm vị hơn rất nhiều.

2. Khám phá các loại bột độc đáo ở làng nghề Sa Đéc

Nổi tiếng với đa dạng các loại bột, từ bột gạo truyền thống cho đến bột mì và bột khoai mì, làng bột Sa Đéc không chỉ là nơi sản xuất mà còn là nơi giới thiệu và bảo tồn những giá trị văn hóa ẩm thực đặc biệt của vùng đất này. Cũng chính sự đa dạng từ bột của làng nghề Sa Đéc làm nên những món bánh hấp dẫn Sa Đéc.

Với sự sáng tạo và kỹ thuật điêu luyện, các món ăn từ bột ở làng bột Sa Đéc không chỉ ngon miệng mà còn đậm đà bản sắc văn hóa. Từ những chiếc bánh tét truyền thống cho đến các món chè và món ăn mặn, mỗi món đều là một tác phẩm nghệ thuật của người nghệ nhân địa phương.

3. Kỳ công trong khâu làm bột mịn của người dân Đồng Tháp

Trong những năm gần đây, người dân Sa Đéc đã cải tiến quy trình sản xuất nhằm để tối ưu thời gian sản xuất ra thành phẩm cũng như tăng hiệu suất hoạt động công đoạn làm bột và người dân trong làng bột Sa Đéc đã chuyển sang sử dụng các thiết bị cơ giới hóa. Điều này không chỉ giúp giảm bớt công lao động mà còn giúp tăng cường sản lượng và cải thiện uy tín chất lượng của bột Sa Đéc.

Cộng đoạn phơi bột để có thành phẩm tinh túy nhất – Ảnh: Tổng hợp

Tiếp theo, sau khi hạt gạo được làm sạch, chúng sẽ được đưa qua máy nghiền để giã nhuyễn, tạo ra một dạng bột gạo lỏng màu trắng sữa đẹp mắt. Bột gạo lỏng này sau đó được chuyển vào cối ly tâm để tách nước và làm khô, tạo thành những mảng bột trắng ngần. Tiếp theo, bột khô sẽ được đưa vào cối đánh tơi cho đến khi trở nên mịn và nhuyễn, trước khi cuối cùng được đưa vào thùng lắng lọc.

Tùy thuộc vào cách thức và quy trình sản xuất của mỗi lò, chất lượng của sản phẩm cuối cùng sẽ có sự khác biệt. Sự tỉ mỉ trong quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ tinh khiết và chất lượng của bột cuối cùng. Điều này làm nổi bật sự quan trọng của kỹ năng và kinh nghiệm của người thợ làm bột trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

4. Thưởng thức hương vị bánh quê Đồng Tháp từ làng nghề bột Sa Đéc

Khi đến với làng bột Sa Đéc, du khách không chỉ trực tiếp chiêm ngưỡng công đoạn sản xuất bột của người dân Sa Đéc mà còn là thưởng thức các đặc sản món bánh ngon của người dân nơi đây để chiêu đãi vị giác của các thực khách khi đến với làng bột Sa Đéc.

Thưởng thức các món bánh thơm ngon được làm trực tiếp lò bột – Ảnh: Tổng hợp

Những chiếc bánh xèo thơm phức, những chiếc bánh bò dẻo quyện trong nước cốt dừa beo béo và cuối cùng là những chiếc bánh tằm ngọt không kém hương vị với hai loại bánh còn lại khiến cho du khách không khỏi thích thú với hương vị thơm trong khoang miệng của chiếc bột của làng nghề Sa Đéc.

Kết luận

Nếu có dịp ghé đến miền tây Đồng Tháp đừng bỏ lỡ dịp khám phá làng bột truyền thống của người dân Sa Đéc nhé!

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết tham khảo: